Sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư báo hiệu một năm khởi sắc cho bất động sản ven đô

Nhiều năm trước, khoảng 70% nhà đầu tư phía Bắc “đánh bắt xa bờ” đã góp phần tạo nên cao trào tại nhiều thị trường nghỉ dưỡng ven biển, khu Đông (TP. HCM) hay các tỉnh thành vệ tinh TP. HCM. Nhưng đến nay dòng tiền đã có sự đảo chiều, lý do là gì?

Thời kỳ đảo chiều của dòng vốn đầu tư đã tới!

Trong báo cáo phân tích triển vọng ngành bất động sản dân cư năm 2021 công bố mới đây, Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư thuộc Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) đã nhận định về việc đang diễn ra xu hướng thị trường chuyển dịch khỏi các điểm nóng đã có giá quá cao. Đặc biệt tại các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội ghi nhận có sự gia tăng nhanh chóng về nguồn vốn đầu tư cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Có hiện tượng này là bởi UBND TP. Hà Nội đã quyết định đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh tế vùng về phía Tây, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực gồm phát triển công nghiệp tập trung tại siêu đô thị vệ tinh Hòa Lạc, phát triển du lịch lấy Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam làm trung tâm.

Lý giải cho sức hút mới của một thị trường địa ốc “quen mà lạ”

Trước đó từ tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc với quy mô 17.274ha, dân số 600.000 người. Đô thị này được định hướng phát triển khoa học công nghệ, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước; trung tâm đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề; trung tâm y tế, khám chữa bệnh, điều dưỡng… Hòa Lạc đồng thời cũng được phát triển thành đô thị sinh thái – nghỉ dưỡng, đô thị khoa học – công nghệ theo hướng phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội.

Nếu đô thị Hòa Lạc vẫn đang trong quá trình hình thành thì Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã hiện hữu và trở thành điểm đến vui chơi, giải trí của người dân thủ đô và các tỉnh lân cận. Trên diện tích 1.544ha, ban quản lý thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá nét đặc sắc của các dân tộc như lễ hội, ẩm thực, vui chơi, thể thao, trình diễn, tìm hiểu nghề truyền thống… thu hút lượng lớn du khách đến trải nghiệm. Cách trung tâm TP. Hà Nội 40km quần thể du lịch này nằm nép mình dưới chân núi Ba Vì với địa hình bán sơn địa có đồi núi, có thung lũng được bao quanh bởi mặt nước hồ Đồng Mô thơ mộng… thực sự là địa điểm lý tưởng để nghỉ dưỡng, an cư.

Sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư báo hiệu một năm khởi sắc cho bất động sản ven đô - Ảnh 1.

Được biết Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm trên vùng đất cổ Ba Vì – Nơi từ xa xưa đã được coi là mảnh đất long mạch đầu rồng ngự trị. Nguồn nước long mạch chảy đến đâu là nơi đó đất đai tươi tốt, vượng khí, trong đó khu vực hồ Đồng Mô giữ vị trí trung tâm chính là nơi hội tụ tất cả nguồn long mạch đó. Bởi vậy, ngay cả từ trước khi Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng và hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, khu vực này đã luôn thu hút giới đầu tư địa ốc đến khảo sát để tìm kiếm quỹ đất đẹp để an cư, nghỉ dưỡng. Theo khảo sát thực tế của các sàn giao dịch, chỉ tính riêng khu vực xung quanh Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, giá đất trung bình dao động từ 14-16 triệu/m2, cá biệt có những thửa đất vị trí đắc địa được rao bán với mức 40 triệu/m2. Mức giá này không chỉ “ăn theo” quy hoạch vùng mà còn bởi những tốc độ phát triển trong thời gian mấy năm gần đây bởi yếu tố du lịch và hạ tầng.

Sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư báo hiệu một năm khởi sắc cho bất động sản ven đô - Ảnh 2.

Đến nay, 2 tuyến cao tốc Láng – Hòa Lạc và cao tốc đi Hòa Bình đã đi vào sử dụng càng làm gia tăng giá trị bất động sản tại khu vực quanh Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Bởi nếu tính từ trung tâm Hà Nội tới đô thị Hòa Lạc thông qua Đại lộ Thăng Long cũng chỉ mất 25 phút lái xe, chưa kể thời gian này sẽ tiếp tục giảm xuống khi tuyến Metro số 5 đi qua các điểm Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì được đưa vào xây dựng và vận hành. Như vậy, việc đầu tư vào đất nền tại khu vực này không chỉ đón đầu được nguồn cầu nhà ở chắc chắn sẽ tăng cao tại đô thị Hòa Lạc liền kề trong tương lai mà còn đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, an cư tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.